TỔNG QUAN VỀ CHỈ SỐ KINH DOANH-NĂNG LỰC TÀI CHÍNH NGÀNH CƠ KHÍ

Ngành Cơ khí ở nước ta đóng vai trò rất quan trọng, là nền tảng và động lực cho các ngành khác phát triển. Ngành cơ khí có nhiệm vụ cung cấp toàn bộ trang thiết bị cho các ngành xi măng, vật liệu xây dựng, thiết bị y tế, chế tạo thiết bị điện, đóng tàu và trang thiết bị an ninh quốc phòng.

Tuy nhiên, ngành Cơ khí đang gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ nhập siêu vẫn cao hơn xuất khẩu; chất lượng sản phẩm cơ khí còn nhiều hạn chế; doanh nghiệp chưa làm chủ được công tác thiết kế đối với các dự án lớn; năng lực, quản trị doanh nghiệp và sự phối hợp, liên kết còn kém hiệu quả…

Chính vì vậy, việc đánh giá năng lực của doanh nghiệp cơ khí trên tất cả các phương diện nói chung và về mặt tài chính nói riêng không chỉ đánh giá được “sức khỏe” hiện tại của doanh nghiệp mà còn cho thấy tiềm năng phát triển, năng lực và khả năng hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp. Từ đó giúp doanh nghiệp có những bước đi đúng đắn nhằm nâng cao sức cạnh tranh, nâng cao năng lực liên kết trong chuỗi giá trị.

Số lượng doanh nghiệp được xét của ngành Cơ khí từ năm 2013 tới năm 2016 luôn có xu hướng tăng, từ 14 doanh nghiệp được xét năm 2013 đến 58 doanh nghiệp được xét năm 2014, 70 doanh nghiệp năm 2015 và 71 doanh nghiệp năm 2016.Ngành Cơ khí trong 4 năm được phân tích thể hiện cả hai xu hướng chuyển nhóm “tích cực” và“tiêu cực”, trong khi năm 2014 và năm 2015, ngành thể hiện xu hướng chuyển nhóm “tiêu cực” thì trong năm 2016 các doanh nghiệp trong ngành đã chuyển nhóm một cách “tích cực”.Điều đó cho thấy, một số doanh nghiệp ngành Cơ khí đã có những tiến bộ trong hoạt động mở ra cơ hội phát triển mới cho doanh nghiệp nói riêng và cho ngành nói chung.

Bên cạnh đó, số lượng doanh nghiệp ngành Cơ khí đạt được “sức khỏe lý tưởng”trung bình cũng chỉ trên 50%, tỷ lệ các chỉ tiêu tài chính “tốt lên” qua các năm cao nhất vào năm 2016 với 55,5%, thấp nhất vào năm 2015 là 53,3%. Số lượng chỉ tiêu nhiều nhất được cải thiện (được ghi nhận là “tốt lên”) của một doanh nghiệp thuộc ngành Cơ khí qua các năm không chênh lệch nhau nhiều, đạt 16/21 chỉ tiêu năm 2014 và đạt 17/21 chỉ tiêu và năm 2015, 2016. Thứ hạng của các doanh nghiệp trong ngành không có sự đột biến, doanh nghiệp thay đổi thứ hạng nhiều nhất là giảm 138 bậc trong năm 2016.

Dưới đây là các chỉ số tài chính cơ bản của các doanh nghiệp thuộc ngành Cơ khí, sử dụng số liệu 2 năm 2015 và 2016 để so sánh.

Số lượng doanh nghiệp ngành cơ khí

Đặc điểm và tình trạng phân bố của các chỉ số tài chính trong ngành dựa trên 6 nhóm chỉ tiêu chính là Chỉ số thanh toán, Chỉ số hiệu quả kinh doanh, Chỉ số đòn bảy tài chính, Chỉ số sinh lời, Hệ số bảo toàn vốn và Doanh thu; và 21 chỉ tiêu nhỏ nằm trong 6 nhóm chỉ tiêu chính được thể hiện ở SƠ ĐỒ 1: 6 nhóm chỉ tiêu chính, và SƠ ĐỒ 2: 21 chỉ tiêu thành phần

Tình trạng “chuyển nhóm” của doanh nghiệp trong ngành nghĩa là các doanh nghiệp trong ngành đó chuyển từ nhóm đạt 2 tiêu chí sang nhóm đạt 1 tiêu chí và ngược lại. Sự chuyển nhóm được coi là tích cực nếu các doanh nghiệp chuyển từ nhóm đạt ít tiêu chí sang nhóm đạt nhiều tiêu chí; và ngược lại, sẽ bị coi là tiêu cực nếu chuyển từ nhóm đạt nhiều tiêu chí sang nhóm đạt ít tiêu chí. Tình trạng “chuyển nhóm” của các doanh nghiệp trong từng ngành được thể hiện trong Bảng Tình hình thay đổi về số lượng doanh nghiệp.

Tình hình thay đổi về số lượng doanh nghiệp ngành cơ khí
Đối với ngành Cơ khí, ta thấy ngành Cơ khí thể hiện xu thế chuyển nhóm tích cực do có 02 doanh nghiệp chuyển từ nhóm 2 sang nhóm 1 và 01 doanh nghiệp chuyển từ nhóm 3 sang nhóm 1. Còn 01 doanh nghiệp chênh lệch năm 2016/2015 là 07 doanh nghiệp của 03 nhóm đạt tiêu chí và 06 doanh nghiệp không đạt tiêu chí.

Tình trạng “sức khoẻ” của doanh nghiệp được phản ánh qua những thay đổi về kết quả hoạt động của doanh nghiệp khi so sánh giữa 2 năm 2016-2015, thể hiện qua hiệu số giữa các chỉ số tài chính của doanh nghiệp năm 2016 so với 2015. Tình trạng “sức khoẻ lý tưởng” của doanh nghiệp, xét từ góc độ các chỉ tiêu tài chính, được phản ánh qua hệ thống các ‘mức chuẩn tối ưu’ của các chỉ tiêu.

Một sự thay đổi về chỉ số của một doanh nghiệp tiến gần đến ‘mức chuẩn tối ưu’ của chỉ tiêu đó hơn sẽ được ghi nhận là có “Tốt lên”; Ngược lại, nếu có sự thay đổi theo hướng rời xa ‘mức chuẩn tối ưu’, tình trạng sẽ được ghi nhận là “Yếu đi”. Số chỉ tiêu được xét gồm 21 chỉ tiêu cụ thể thuộc 6 nhóm chỉ tiêu tài chính. Để có thể so sánh được, doanh nghiệp được xét là những doanh nghiệp nằm trong số các doanh nghiệp đạt tiêu chí xem xét cả trong năm 2016 và 2015. Tình trạng sức khỏe của doanh nghiệp trong ngành được thể hiện qua bảng Tình trạng cải thiện các chỉ tiêu xét theo ngành các doanh nghiệp đạt tiêu chí và Bảng Số lượng doanh nghiệp có số chỉ tiêu tốt lên chiếm trên 50% xét theo ngành.

Tình trạng cải thiện các chỉ tiêu xét theo ngành các doanh nghiệp đạt tiêu chí

Đối với ngành Cơ khí:

Trong bảng Tình trạng cải thiện các chỉ tiêu xét theo ngành các doanh nghiệp ngành Cơ khí, tỷ trọng các chỉ tiêu tốt lên là 55,5%, các chỉ tiêu yếu đi là 44,3%, còn các chỉ tiêu không đổi là 0,2%.

Còn về số lượng doanh nghiệp số chỉ tiêu tốt lên chiếm trên 50% xét theo ngành thì trong 23 doanh nghiệp được xét của ngành Cơ khí có tới 14 doanh nghiệp có số lượng chỉ tiêu tốt lên cao hơn 50%. Số lượng chỉ tiêu nhiều nhất được cải thiện (được ghi nhận là “tốt lên”) của một doanh nghiệp thuộc ngành Cơ khí là 17/21 chỉ tiêu (chiếm 81%).

Sự thay đổi thứ hạng của các doanh nghiệp trong ngành

Sự thay đổi về thứ hạng của doanh nghiệp là dấu hiệu cho biết sự tiến bộ trong hoạt động của các doanh nghiệp và của một ngành qua một năm. Sự thay đổi thứ hạng doanh nghiệp trong nhóm và trong tổng số các doanh nghiệp được nghiên cứu có thể là do sự xuất hiện của các doanh nghiệp mới. Nếu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, vị trí thứ hạng của doanh nghiệp sẽ được cải thiện (tăng bậc).

Ngược lại, nếu doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả so với năm trước hay so với doanh nghiệp khác trong ngành hay trong nhóm thậm chí các doanh nghiệp mới xuất hiện, thứ hạng của doanh nghiệp sẽ hạ xuống (giảm bậc). Sự thay đổi thứ hạng của doanh nghiệp trong ngành được thể hiện qua bảng Tình hình thay đổi về thứ hạng của doanh nghiệp trong ngành xét theo nhóm tiêu chí.

So sánh số liệu ngành Cơ khí giữa hai năm 2016 và 2015 cho thấy theo chiều hướng thay đổi là “tích cực” trong thứ hạng nhóm, thứ hạng ngành và thứ hạng trong tổng số doanh nghiệp.

Danh sách các doanh nghiệp đạt chỉ số tốt nhất trong ngành

Từ số liệu quy điểm theo 6 nhóm chỉ tiêu chính, ta có danh sách doanh nghiệp đạt chỉ số tốt nhất trong ngành bao gồm:

– Doanh nghiệp đạt thứ hạng cao nhất trong tổng số so sánh với các doanh nghiêp trong ngành. Được thể hiện: Tên doanh nghiệp (thứ hạng doanh nghiệp trong tổng số)

– Các doanh nghiệp đạt chỉ số tốt nhất là các doanh nghiệp đạt điểm tổng hợp cao nhất theo 6 nhóm chỉ tiêu chính. Được thể hiện: Tên doanh nghiệp (điểm tổng hợp)

Dưới đây là danh sách doanh nghiệp đạt chỉ số tốt nhất trong ngành – ngành Cơ khí

• Thứ hạng cao nhất trong tổng số
Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải (2)
• Chỉ số thanh toán tốt nhất
Công ty Cổ phần Chế tạo Bơm Hải Dương (298,81)
• Chỉ số hiệu quả tốt nhất
Công ty Cổ phần Kỹ thuật và Ô tô Trường Long (56,61)
• Chỉ số đòn bẩy tốt nhất
Công ty Cổ phần Cơ khí Xăng dầu (49,37)
• Chỉ số sinh lời tốt nhất
Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải (565,75)
• Hệ số bảo toàn vốn tốt nhất
Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải (15,26)
• Chỉ số doanh thu tốt nhất
Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải (28,26)

Thứ hạng của các doanh nghiệp đạt chỉ số tốt nhất trong ngành cơ khí